Sự hợp tác Nhà nước với Đức Chính_phủ_Vichy

Philippe Pétain (trái) bắt tay Hitler.

Các nhà sử học phân biệt giữa một nhà nước hợp tác tiếp theo của chính phủ Vichy, và "những người cộng tác", thường để chỉ những công dân Pháp sẵn sàng hợp tác với Đức và là những kẻ thúc đẩy chế độ theo hướng quá khích. Những người "Pétainistes", theo nghĩa khác, để chỉ những người khác ủng hộ Thống chế Pétain, mà không thiết tha tới việc cộng tác với Đức (dù chấp nhận sự hợp tác nhà nước của Pétain). Sự hợp tác nhà nước được thể hiện bởi cuộc gặp Montoire (Loir-et-Cher) trên con tàu của Hitler ngày 24 tháng 10 năm 1940, trong đó Pétain và Hitler đã bắt tay và đồng ý với sự cộng tác này giữa hai nhà nước. Được Laval, một người ủng hộ mạnh mẽ cho sự cộng tác, tổ chức, cuộc gặp và bắt tay đã được chụp ảnh lại, và bộ máy tuyên truyền của Phát xít Đức đã sử dụng rộng rãi bức ảnh này để lôi kéo sự ủng hộ của người dân. Ngày 30 tháng 10 năm 1940, Pétain chính thức phê chuẩn sự hợp tác cấp nhà nước, tuyên bố trên đài: "Ngày hôm nay tôi đã đi trên con đường hợp tác...."[9] Ngày 22 tháng 6 năm 1942 Laval tuyên bố rằng ông ta "hy vọng thắng lợi của người Đức." Mong muốn thành thật hợp tác không khiến chính phủ Vichy ngừng tổ chức các cuộc bắt bớ và thỉnh thoảng thậm chí là hành quyết các điệp viên Đức vào trong khu vực Vichy, như nghiên cứu gần đây của Simon Kitson phát hiện.[10]

Thành phần của chính phủ Vichy, và các chính sách của nó khá phức tạp. Nhiều quan chức trong chính phủ như Pétain, dù không phải tất cả, là những người phản động cảm thấy rằng số phận hẩm hiu của nước Pháp là kết của tính chất cộng hòa của nó cũng như những hành động của các chính phủ cánh tả trong những năm 1930, đặc biệt là của Mặt trận Bình dân (1936–1938) do Léon Blum lãnh đạo. Charles Maurras, một tác gia bảo hoàng và là người thành lập phong trào Hành động nước Pháp, cho rằng sự thăng tiến của Pétain trên con đường quyền lực là, theo khía cạnh đó, một "sự ngạc nhiên thần thánh", và nhiều người có cùng quan điểm chính trị đó tin rằng họ thà có một chính phủ độc tài như kiểu của Francisco Franco ở Tây Ban Nha, hay thậm chí cả nằm dưới ách cai trị của Đức còn hơn là có một chính phủ cộng hòa. Những người khác, như Joseph Darnand, có quan điểm chống Xê mít mạnh mẽ và có thiện cảm với Chủ nghĩa Phát xít. Một số những người này đã tham gia các đơn vị Légion des Volontaires Français contre le Bolchévisme (Quân đoàn Tình nguyện Pháp chống chủ nghĩa Bolshevk) ở Mặt trận phía Đông, sau này trở thành Sư đoàn SS Charlemagne.[11]Bản mẫu:Chính phủ Pháp

Mặt khác, những nhà kỹ trị như Jean Bichelonne hay các kỹ sư khác từ Groupe X-Crise dùng vị thế của mình để đưa ra nhiều cải cách nhà nước, hành chính và kinh tế. Những cải cách này sẽ là một trong những yếu tố mạnh nhất cho sự ủng hộ một lý thuyết về một sự tiếp nối của chính quyền Pháp trước và sau cuộc chiến. Nhiều nhân viên dân sự và những cuộc cải cách được họ ủng hộ vẫn còn được giữ lại sau chiến tranh. Như sự cần thiết của một nền kinh tế thời chiến trong Thế chiến I dẫn tới các biện pháp tái tổ chức kinh tế Pháp chống lại các lý thuyết tân cổ điển đang thịnh hành – những cơ cấu được giữ lại sau Hiệp ước Versailles năm 1919 – những cuộc cải cách được chấp nhận trọng Thế chiến II được giữ lại và mở rộng. Cùng với Hiến chương về Conseil National de la Résistance (CNR) ngày 15 tháng 3 năm 1944, tập hợp tất cả các phong trào Kháng chiến dưới một cơ quan chính trị thống nhất, những cuộc cải cách này là một công cụ chủ yếu cho sự thành lập dirigisme thời hậu chiến, một kiểu kinh tế kế hoạch bán phần dẫn tới việc Pháp trở thành một nền dân chủ xã hội hiện đại như nó hiện nay. Những ví dụ về những sự tiếp nối đó gồm cả việc thành lập "Quỹ Nghiên cứu các Vấn đề Con người Pháp " của Alexis Carrel, một bác sĩ nổi tiếng và cũng là người ủng hộ thuyết ưu sinh. Cơ quan này sẽ được đổi tên lại thành Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Quốc gia (INED) sau chiến tranh. Một ví dụ khác là việc thành lập viện thống kê quốc gia, được đổi tên lại thành INSEE sau giải phóng. Việc tái tổ chức và thống nhất cảnh sát Pháp của René Bousquet, người đã lập ra groupes mobiles de réserve (GMR, Các Nhóm Dự bị Lưu động), là ví dụ khác về chính sách cải cách và tái cơ cấu của chính phủ Vichy được các chính phủ sau này giữ lại. Một lực lượng cảnh sát bán vũ trang quốc gia, GMR thỉnh thoảng được sử dụng trong các hoạt động chống lại Kháng chiến Pháp, nhưng mục đích chủ yếu của nó là để đảm bảo quyền lực của chính phủ Vichy thông qua hành động dọa dẫm và đàn áp dân thường. Sau giải phóng, một số đơn vị bị sáp nhập với Quân đội Pháp Tự do thành lập nên Compagnies Républicaines de Sécurité (CRS, Các đại đội An ninh Cộng hòa), lực lượng chống bạo động chủ yếu của Pháp.

Tập tin:DrancyConcentrationCamp.jpgĐược thành lập năm 1941, the Trại giam Drancy, ở ngoại ô Paris, nằm dưới sự quản lý của cảnh sát Pháp cho tới ngày 3 tháng 7 năm 1943. Sau đó quân Phát xít nắm quyền kiểm soát hàng ngày như một phần của các hành động tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc thảm sát hàng loạt. SS-Hauptsturmführer Alois Brunner lãnh đạo trại giam cho tới tháng 8 năm 1944. Ông ta bị kết án vắng mặt tại Pháp năm 2001 vì những tội ác chống lại loài người, và được cho rằng là nhân vật Phát xít đào tẩu cấp cao nhất còn sống.[12]

Các chính sách về chủng tộc và sự hợp tác của chính phủ Vichy

Cảnh sát Pháp đăng ký tù nhân mới tại trại tù PithiviersCảnh sát Pháp canh giữ tù nhân
Xem thêm thông tin: Révolution nationale

Ngay khi được thành lập, chính phủ Pétain đã thực hiện các biện pháp chống lại cái gọi là "những kẻ bất hảo": người Do Thái, métèques (người nhập cư từ các quốc gia Địa Trung Hải), hội viên Tam điểm, những người Cộng sản, Gypsies, người đồng tính Bản mẫu:Reference necessary, và những nhà hoạt động cánh tả. Lấy cảm hứng từ ý tưởng "Chống Pháp" của Charles Maurras (mà ông định nghĩa là "bốn nhà nước liên minh của người Tin lành, Do Thái, Hội Tam điểm và người nước ngoài"), chính phủ Vichy bắt chước các chính sách chủng tộc của Đệ Tam Đế chế và thực hiện các chính sách quốc gia nhằm tới việc khôi phục "chủng tộc Pháp"Bản mẫu:Reference necessary. Dù các chính sách này không bao giờ đi quá xa như các chương trình ưu sinh của Phát xít, nhưng những kết quả với nạn nhân của chúng hầu như không khác biệt.

Tháng 7 năm 1940, chính phủ Vichy lập ra một Ủy ban chịu trách nhiệm xem lại việc cho nhập quốc tịch được trao theo cải cách luật quốc tịch năm 1927. Giữa tháng 6 năm 1940 và tháng 8 năm 1944, 15,000 người, chủ yếu là người Do Thái, đã bị tước quốc tịch.[13] Quyết định quan liêu này mang tính quyết định trong sự giam cầm họ sau đó.

Các trại giam đã mở cửa bởi Đệ Tam Đế chế nhanh chóng được sử dụng, trở thành những trại trung chuyển cho việc thực hiện the Holocaust và tiêu diệt tất cả "những kẻ không mong muốn", gồm cả người Roma (những người gọi sự tiêu diệt người Gypsies là Porrajmos). Một luật tháng ngày 4 tháng 10 năm 1940 cho phép giam giữ những người Do Thái nước ngoài trên cơ sở duy nhất là một lệnh quận trưởng,[14] và những cuộc vây bắt đầu tiên diễn ra tháng 5 năm 1941. Chính phủ Vichy không thực hiện hạn chế với người da đen tại Vùng chiếm đóng; chế độ này thậm chí còn có một bộ trưởng da đen, luật sư Henry Lemery sinh tại Martinique.[15]

Nền Đệ Tam Cộng hòa lần đầu tiên mở cửa các trại tập trung trong Thế chiến I để giam giữ những kẻ thù nước ngoài, và sau này sử dụng chúng cho các mục đích khác. Ví dụ, Trại Gurs, đã được lập ra ở miền nam nước Pháp sau khi Catalonia Tây Ban Nha sụp đổ, trong những tháng đầu năm 1939, trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (1936–1939), để tiếp nhận những người tị nạn cộng hòa, gồm cả những thành viên Lữ đoàn Quốc tế từ mọi quốc gia, bỏ trốn khỏi những kẻ Francist. Sau khi chính phủ Édouard Daladier (tháng 4 năm 1938 – tháng 3 năm 1940) đưa ra quyết định đặt ngoài vòng pháp luật Đảng Cộng sản PHáp (PCF) sau hiệp ước không xâm lược Xô-Đức (còn gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) được ký tháng 8 năm 1939, những trại này cũng được dùng để giam giữ những người Cộng sản Pháp. Trại giam Drancy được thành lập năm 1939 cho mục đích này; sau này nó trở thành trại trung gaim cho những người bị trục xuất tới các trại tập trung và trại tiêu diệt ở Đệ Tam Đế chế và tại Đông Âu. Sau khi cuộc Chiến tranh Giả bắt đầu với việc Pháp tuyên chiến với Đức ngày 3 tháng 9 năm 1939, những trại này được dùng để giam giữ các tù binh nước ngoài. Bao gồm người Đức Do Thái và những người chống Phát xít, nhưng bất cứ công dân Đức nào (hay Italia, Áo, Ba Lan, vân vân) cũng có thể bị giam giữ tại Trại Gurs và các trại khác. Khi Wehrmacht tiến về phía bắc Pháp, những tù nhân bình thường được thả khỏi các nhà tù cũng bị giam tại các trại này. Trại Gurs tiếp nhận những tù chính trị đầu tiên vào tháng 6 năm 1940. Họ bao gồm những nhà hoạt động cánh tả (cộng sản, những người vô chính phủ, những thành viên công đoàn, người chống chủ nghĩa quân phiệt, vân vân) và những người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng gồm cả những người Pháp theo chủ nghĩa Phát xít ủng hộ thắng lợi của Italia và Đức. Cuối cùng, sau tuyên bố về "Nhà nước Pháp" của Pétain và sự bắt đầu của cuộc "Révolution nationale" ("Cách mạng Quốc gia"), giới cầm quyền Pháp đã mở nhiều trại tập trung tới mức, như nhà sử học Maurice Rajsfus đã viết: "Sự mở cửa nhanh chóng các trại tập trung mới đã tạo ra việc làm, và Sen đầm không bao giờ ngừng tuyển người trong thời gian này."[16]

Bên cạnh các tù nhân chính trị đã bị giam giữ tại đó, Gurs sau đó được dùng để giam người Do Thái nước ngoài, người vô tổ quốc, người Gypsies, người đồng tính và gái mại dâm. Chính phủ Vichy mở cửa trại giam đầu tiên ở miền bắc ngày 5 tháng 10 năm 1940, ở Aincourt, thuộc khu vực Seine-et-Oise, nó nhanh chóng được lấp đầy bởi các đảng viên Cộng sản Pháp.[17] Các xưởng muối hoàng gia tại Arc-et-Senans, ở Doubs, được dùng để giam người Gypsies.[18] Trại des Milles, gần Aix-en-Provence, là trại giam lớn nhất ở đông nam Pháp; 2,500 người Do Thái đã bị trục xuất tới đó sau các cuộc vây bắt tháng 8 năm 1942.[19] Những người Tây Ban Nha sau đó bị chuyển tới, và 5,000 trong số họ đã chết tại trại tập trung Mauthausen.[20] Trái lại, các binh sĩ thuộc địa Pháp bị người Đức giam giữ trên lãnh thổ Pháp thay vì bị trục xuất.[20]

Bên cạnh các trại tập trung do chính phủ Vichy mở, người Đức cũng mở một số Ilag (Internierungslager), để giam giữ các tù binh nước ngoài, trên lãnh thổ Pháp; tại Alsace, nơi nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Reich, họ mở cửa trại Natzweiler, là trại tập trung duy nhất do Phát xít lập ra trên lãnh thổ Pháp. Natzweiler có một phòng hơi độc được dùng để giết hại ít nhất 86 người bị giam giữ (chủ yếu là người Do Thái) với mục đích có được một bộ sưu tập xương sọ trong tình trạng tốt (bởi cách thức hành hình này không gây hư hại cho xương sọ) để giáo sư Phát xít August Hirt sử dụng.

Chính phủ Vichy đã áp dụng một số điều luật phân biệt chủng tộc. Tháng 8 năm 1940, các điều luật chống chủ nghĩa bài Do Thái trên truyền thông Luật Marchandeau) bị hủy bỏ, trong khi nghị định số 1775 ngày 5 tháng 9 năm 1943, tước quốc tịch một số công dân Pháp, đặc biệt là những người Do Thái từ Đông Âu.[20] Người nước ngoài bị quây trong "Các nhóm công nhân nước ngoài" (groupements de travailleurs étrangers) và, như các đội quân thuộc địa, bị người Đức dùng làm nguồn nhân công.[20] Đạo luật về người Do Thái loại bỏ họ khỏi bộ máy dân sự.

Chính phủ Vichy cũng thông qua các điều luật phân biệt chủng tộc trên các lãnh thổ của họ ở Bắc Phi (Morocco, Algeria và Tunisia)."Lịch sử nạn diệt chủng tại ba thuộc địa ở Bắc Phi của Pháp (Algeria, Morocco, và Tunisia) thực chất gắn liền với số phận của nước Pháp trong giai đoạn này."[21][22][23][24][25]

Về mức đóng góp vào nền kinh tế Đức, ước tính Pháp cung cấp 42% viện trợ nước ngoài.[26]

Các chính sách ưu sinh

Đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (February 2012)

Năm 1941 người đoạt giải Nobel Alexis Carrel, một người đề xuất ưu sinhchết không đau đớn, và là một thành viên của Đảng Nhân dân Pháp (PPF) của Jacques Doriot,[cần dẫn nguồn] đã ủng hộ việc thành lập Fondation Française pour l'Étude des Problèmes Humains (Quỹ nghiên cứu các vấn đề con người Pháp), với những mối quan hệ với nội các Pétain. Chịu trách nhiệm "nghiên cứu, ở mọi khía cạnh, các biện pháp với mục đích bảo vệ, cải thiện và phát triển dân số Pháp ở mọi hoạt động", Quỹ được thành lập theo nghị định của chế độ cộng tác Vichy năm 1941, và Carrel được chỉ định làm 'thành viên quản trị'.[27] Trong một khoảng thời gian quỹ này có tổng thư ký là François Perroux.[cần dẫn nguồn]

Quỹ hoạt động theo điều Luật ngày 16 tháng 12 năm 1942 yêu cầu "chứng nhận prenuptial", theo đó mọi cặp nam nữ muốn kết hôn phải đệ trình một xác nhận sinh học, để đảm bảo "sức khỏe tốt" của các cặp vợ chồng, đặc biệt về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) và "vệ sinh cuộc sống".[cần dẫn nguồn] Viện của Carrel cũng tạo ra "học bạ" ("livret scolaire"), có thể được sử dụng để ghi lại các cấp học của học sinh ở cấp hai, và nhờ vậy xếp hạng và lựa chọn học sinh theo khả năng tại trường học. [cần dẫn nguồn] Bên cạnh các hoạt động ưu sinh hướng tới việc xếp loại dân số và "cải thiện" "sức khỏe" nhân dân, Quỹ cũng ủng hộ điều luật ngày 11 tháng 20 năm 1946 bắt đầu thực hiện y tế nghề nghiệp, được Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp (GPRF) phê chuẩn sau giải phóng.[cần dẫn nguồn]

Quỹ thực hiện các cuộc nghiên cứu về nhân khẩu (Robert Gessain, Paul Vincent, Jean Bourgeois), dinh dưỡng (Jean Sutter), và nhà ở (Jean Merlet), cũng như tổ chức các cuộc khảo sát đầu tiên (Jean Stoetzel). Quỹ này, sau chiến tranh trở thành viện nhân khẩu học INED, có 300 nhà nghiên cứu từ mùa hè năm 1942 tới mùa thu [khi nào?] năm 1944.[28] "Quỹ có mục đích hoạt động như một định chế công dưới sự đồng giám sát của các bộ trưởng tài chính và y tế công cộng. Quỹ có quyền tự chủ tài chính và một ngân sách bốn mươi triệu franc, gần một franc trên mỗi người dân: một khoản chi khá lớn trong điều kiện những gánh nặng bồi thường cho quân chiếm đóng Đức với các nguồn tài nguyên quốc gia. Theo so sánh, toàn bộ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) được cung cấp một ngân sách năm mươi triệu franc."[27]

Alexis Carrel trước đó vào năm 1935 đã xuất bản một cuốn sách best-selling L'Homme, cet inconnu ("Con người, Điều chưa biết"). Từ đầu thập niên 1930, Carrel đã ủng hộ việc sử dụng các phòng khí ngạt để loại bỏ cho nhân loại những "súc vật hạ lưu"[cần dẫn nguồn], tán thành lý thuyết chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khoa học [cần dẫn nguồn]. Một trong những người sáng lập các lý thuyết giả khoa họcArthur de Gobineau trong tiểu luận năm 1853–1855 của mình với tiêu đề Một tiểu luận về sự Bất bình đẳng giữa các giống người.[cần dẫn nguồn] Trong lời nói đầu năm 1936 khi xuất bản cuốn sách của mình tại Đức, Alexis Carrel đã thêm những lời ca tụng các chính sách ưu sinh của Third Reich, viết:

Chính phủ Đức đã thực hiện các biện pháp ưu sinh chống lại sư lan truyền những tàn tật, những bệnh tâm thần và tội ác. Giải pháp lý tưởng sẽ là việc ngăn cản mỗi cá nhân đó ngay khi anh ta biểu lộ sự nguy hiểm.[29]

Carrel cũng viết trong cuốn sách của mình rằng:

việc đánh roi có quy định các tội phạm, hay một số quy trình khoa học khác, tiếp theo là một thời gian ngắn trong bệnh viện, có thể đủ để đảm bảo trật tự. Những kẻ đã giết người, ăn cướp có vũ trang bằng súng lục hay súng máy, bắt cóc trẻ em, cưỡng đoạt tiền của người nghèo, lừa mị dân chúng về các vấn đề quan trọng, phải bị tống một cách nhân đạo và kinh tế vào các cơ sở loại trừ nhỏ được trang bị các loại khí gas thích hợp. Một sự điều trị tương tự có thể được áp dụng một cách hữu ích với người điên, người phạm tội ác.[30]

Alexis Carrel cũng đã tham gia tích cực vào một hội nghị tại Pontigny do Jean Coutrot tổ chức, "Entretiens de Pontigny".[cần dẫn nguồn] Các học giả như Lucien Bonnafé, Patrick TortMax Lafont đã buộc tội Carrel chịu trách nhiệm về việc hành quyết hàng ngàn người mắc bệnh tâm thần hay các bệnh nhân yếu đuối dưới chế độ Vichy.[cần dẫn nguồn]

Đạo luật về người Do Thái

Poster trên cửa vào cuộc triển lãm bài Do Thái được gọi là "Người Do Thái và nước Pháp"

Một sắc lệnh ngày 21 tháng 9 năm 1940 của Phát xít buộc người Do Thái ở "vùng chiếm đóng" phải khai báo tại một đồn cảnh sát hay sub-prefectures (sous-préfectures). Dưới quyền quản lý của André Tulard, lãnh đạo Sở ngoại kiều và các Vấn đề Do Thái tại Cảnh sát Quận Paris, một hệ thống thanh lọc đăng ký người Do Thái được thành lập. Tulard trước đó đã lập ra một hệ thống như vậy thời Đệ Tam Cộng hòa, đăng ký các thành viên của Đảng Cộng sản (PCF). Tại khu vực hành chính Seine, bao gồm Paris và vùng phụ cận, gần 150,000 người, không biết về mối nguy hiểm đang tới và với sự hỗ trợ của cảnh sát, đã có mặt tại các đồn cảnh sát theo quân lệnh. Họ đăng ký thông tin và sau đó bị cảnh sát Pháp quản lý, theo lệnh của Tulard cảnh sát cũng lập ra một hệ thống thanh lọc. Theo Dannecker tường thuật, "hệ thống thanh lọc này được chia tiếp thành các hồ sơ theo vần ABC, người Do Thái có quốc tịch Pháp và người Do Thái nước ngoài được xếp vào các hồ sơ có màu khác nhau, các hồ sơ cũng được xếp loại theo nghề nghiệp, quốc tịch hay tên phố [hay nơi ở] " [31]). Các hồ sơ này sau đó được trao cho Theodor Dannecker, lãnh đạo Gestapo tại Pháp, theo các mệnh lệnh của Adolf Eichmann, lãnh đạo RSHA IV-D. Chúng được lực lượng Gestapo sử dụng trong nhiều cuộc bắt bớ, trong số đó có cuộc lùng bắt tháng 8 năm 1941 tại quận 11 của Paris, khiến 3,200 người Do Thái nước ngoài và 1,000 người Do Thái Pháp bị giam giữ trong nhiều trại tập trung, gồm cả trại Drancy.

Ngày 3 tháng 10 năm 1940, chính phủ Vichy tình nguyện công bố Quy chế về người Do Thái đầu tiên, tạo ra một hạng công dân Pháp cấp hai đặc biệt, và lần đầu tiên tại Pháp, buộc phân tách chủng tộc.[32] Quy chế năm 1940 loại bỏ người Do Thái khỏi bộ máy hành chính, các lực lượng vũ trang, ngành giải trí, nghệ thuật, truyền thông và một số loại nghề nghiệp, như giáo viên, luật và y khoa. Một Cục về người Do Thái (CGQJ, Commissariat Général aux Questions Juives) được lập ra ngày 29 tháng 3 năm 1941. Nó nằm dưới sự lãnh đạo của Xavier Vallat cho tới tháng 5 năm 1942, và sau đó của Darquier de Pellepoix tới tháng 2 năm 1944. Phản ánh Reich Association of Jews, Union Générale des Israélites de France được thành lập.

Tại vùng chiếm đóng phía bắc của Đức, người Do Thái bị buộc phải đeo các dấu hiệu vàng – một cách làm theo kiểu Thiên chúaHồi giáo bài Do Thái thời Trung Cổ. Cảnh sát Pháp hỗ trợ việc phân phát các dấu hiệu.[33]

Cảnh sát giám sát việc tịch thu điện thoại và radio từ các hộ gia đình Do Thái và thiết lập một lệnh giới nghiêm với người Do Thái bắt đầu từ tháng 2 năm 1942. Họ cũng thực hiện các yêu cầu buộc người Do Thái không được xuất hiện tại những nơi công cộng, và chỉ được ngồi trên những toa cuối cùng trên các tuyến metro Paris.

Cùng với nhiều viên chức cảnh sát Pháp, André Tulard có mặt vào ngay khai trương trại giam giữ Drancy năm 1941, nơi được cảnh sát Pháp sử dụng làm điểm trung chuyển những người bị tạm giữ bị bắt ở Pháp. Tất cả người Do Thái và những người thuộc diện "không mong muốn" khác đều phải qua Drancy trước khi tới Auschwitz và các trại tập trung khác.

Cuộc vây bắt Vel' d'Hiv tháng 7 năm 1942

Tháng 7 năm 1942, theo lệnh của Đức, cảnh sát Pháp tổ chức Cuộc vây bắt Vel' d'Hiv (Rafle du Vel' d'Hiv) theo lệnh của René Bousquet và người phó của ông ta tại Paris, Jean Leguay với sự hợp tác của các cơ quan thuộc SNCF, công ty đường sắt quốc gia. Cảnh sát đã bắt giữ 13,152 người Do Thái, gồm cả 4,051 trẻ em—là đối tượng Gestapo không yêu cầu—và 5,082 phụ nữ vào ngày 16 và 17 tháng 7, và giam họ tại Winter Velodrome trong những điều kiện vệ sinh tồi tàn. Họ bị đưa tới trại giam giữ Drancy (do nhân vật Phát xít Alois Brunner, ông này hiện vẫn bị truy nã về những tội ác chống lại loài người, và sở cảnh sát Pháp lãnh đạo), sau đó bị nhồi lên những toa xe hàng và bị đưa tới Auschwitz. Đa số các nạn nhân chết dọc đường vì thiếu thức ăn và nước. Những người còn sống sót bị đưa vào những phòng khí độc. Chỉ riêng cuộc vây bắt này đã chiếm hơn một phần tư trong tổng số 42,000 người Do Thái Pháp bị đưa tới các trại tập trung năm 1942, trong số đó chỉ 811 còn trở về sau chiến tranh. Dù Nazi VT (Verfügungstruppe) đã ra lệnh đầu tiên cho hành động này, các cơ quan cảnh sát Pháp đã tham gia tích cực vào nó. Ngày 16 tháng 7 năm 1995, tổng thống Jacques Chirac chính thức xin lỗi về sự tham gia của các lực lượng cảnh sát Pháp vào cuộc vây bắt tháng 7 năm 1942. "Đã không có sự kháng cự hiệu quả của cảnh sát cho tới tận cuối mùa Xuân năm 1944", nhà sử học Jean-Luc EinaudiMaurice Rajsfus đã viết[34]

Các cuộc đột kích tháng 8 năm 1942 và tháng 1 năm 1943

Xem thêm thông tin: Trận Marseilles

Cảnh sát Pháp, dưới sự lãnh đạo của Bousquet, đã bắt giữ 7,000 người Do Thái ở vùng phía Nam vào tháng 8 năm 1942. 2,500 người trong số họ bị trung chuyển qua Trại des Milles gần Aix-en-Provence trước khi bị đưa tới Drancy. Sau đó, vào ngày 22, 23 và 24 tháng 1 năm 1943, với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát của Bousquet, người Đức đã tổ chức một cuộc vây bắt tại Marseilles. Trong Trận Marseilles, cảnh sát Pháp đã kiểm tra các giấy chứng minh của 40,000 người, và chiến dịch đã khiến 2,000 người dân 2,000 Marseillese bị đưa tới những chuyến tàu chết, đến các trại tiêu diệt. Chiến dịch cũng bao gồm việc trục xuất toàn bộ vùng lân cận (30,000 người) tại Old Port trước khi phá hủy nó. Trong dịp này SS-Gruppenführer Karl Oberg, chịu trách nhiệm về Cảnh sát Đức tại Pháp, đã thực hiện chuyến đi từ, và trao cho Bousquet những mệnh lệnh nhận trực tiếp từ Himmler. Đây là một ví dụ điển hình khác về sự cộng tác cố ý của cảnh sát Pháp với Phát xít.[35]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_phủ_Vichy http://www.international.gc.ca/history-histoire/wo... http://www.amazon.com/Choices-Vichy-France-French-... http://www.amazon.com/France-Years-1940-1944-Julia... http://www.amazon.com/Marianne-Chains-France-Durin... http://www.amazon.com/Vichy-France-Guard-Order-194... http://axis101.bizland.com/FlemishFeldpost.htm http://deuxiemeguerremondia.forumactif.com/t8009-l... http://www.german-foreign-policy.com/en/fulltext/5... http://books.google.com/?id=nCE_2I4vyZkC&printsec=... http://books.google.com/books?id=Q7ORlIpHKLEC&pg=P...